Kon Tum: tín hiệu tích cực trong công tác bảo tồn

Tháng mười 2, 2024

Thời gian gần đây, người dân trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã nhiều hành động tích cực trong việc giao nộp động vật quý hiếm cho cơ quan chức năng, góp phần vào công cuộc bảo tồn thiên nhiên và động vật hoang dã.

Trong vòng chưa đầy một tháng, Hạt Kiểm lâm thành phố Kon Tum đã tiếp nhận 2 cá thể trăn đất do người dân tự nguyện giao nộp. Cụ thể, ngày 23/9, bà N.T.T.S đã bàn giao một cá thể trăn, cá thể này đã được gia đình bà phát hiện và đưa về nhà chăm sóc. Trước đó, vào ngày 15/8, một người dân khác ở phường Nguyễn Trãi cũng đã giao nộp một con trăn nặng 5kg.

Cá thể trăn đất được người dân bàn giao cho Hạt Kiểm lâm TP.Kon Tum. (Ảnh: Triệu Thanh)

Trăn đất có tên khoa học là Python molurus, thuộc nhóm IIB, nằm trong Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Hiện tại, trăn đất ở Việt Nam sống chủ yếu ở các tỉnh trung du và miền núi, bao gồm cả rừng tràm và rừng đước ở Nam Bộ. Cụ thể:

  • Ở đồng bằng Nam Bộ, trăn thường xuất hiện ở đầm lầy, rừng sú vẹt ngập nước, rừng tràm hoặc trong vườn cây rậm rạp.
  • Tại miền Bắc, trăn thường trú ngụ trong hang vào mùa đông và đi săn ban đêm. Hè tới, chúng thích ngâm mình trong nước.

Cũng theo thông tin từ Hạt Kiểm lâm TP.Kon Tum, ngày 9/8 vừa qua, một người dân ở đây cũng tự nguyện giao nộp 1 cá thể khỉ đuôi lợn nặng 8,5kg. Khỉ đuôi lợn có tên khoa học là Macaca leonina (bộ linh trưởng), là một trong những loài lớn nhất trong họ nhà khỉ. Được biết, cả trăn đất và khỉ đuôi lợn đều là động vật rừng thuộc nhóm IIB, nằm trong danh mục động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.

Một vui đến từ Trung tâm Bảo tồn đa dạng sinh học và du lịch sinh thái (Kon Tum) khi cho biết từ đầu năm đến nay, đơn vị này đã tiếp nhận và cứu hộ 13 cá thể động vật hoang dã quý hiếm được người dân tự nguyện giao nộp. Những hành động đẹp này không chỉ thể hiện tình yêu thiên nhiên của người dân mà còn góp phần quan trọng vào công cuộc bảo tồn đa dạng sinh học của địa phương.

Nguồn thông tin: báo Thanh Niên

CHIA SẺ BÀI VIẾT NÀY

Share on facebook
Share on twitter
Share on email
Share on whatsapp
Share on linkedin
Share on pinterest